Hà Nội, Ngày 13/06/2025

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam – IAEA trong phát triển năng lượng nguyên tử an toàn và bền vững

Ngày đăng: 01/04/2025   10:32
Mặc định Cỡ chữ

Ngày 25/3/2025, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cùng Đoàn công tác của Bộ KH&CN do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Vienna, Cộng hòa Áo. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác của Bộ KH&CN tại châu Âu, diễn ra từ ngày 24 đến ngày 28/3/2025.

Tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Áo Vũ Lê Thái Hoàng; Đại diện Lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN.
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác là Quyền Vụ trưởng Vụ An Toàn và Bảo mật Hạt nhân cùng các cán bộ phụ trách khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương của IAEA.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương trân trọng cảm ơn IAEA vì những hỗ trợ thiết thực dành cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong các lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như kết nối Việt Nam với các sáng kiến quốc tế về năng lượng nguyên tử.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đồng thời thông tin đến IAEA về hai nội dung trọng điểm Việt Nam đang triển khai: dự thảo Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) và kế hoạch tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đặc biệt, liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tư vấn chuyên môn sâu từ IAEA trong một số nội dung then chốt như: Thiết lập cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập và hiệu quả; Xây dựng quy trình cấp phép nhà máy điện hạt nhân phù hợp chuẩn mực quốc tế; Tăng cường an ninh, an toàn hạt nhân; Thiết lập cơ chế giám sát, kiểm tra thường xuyên; Ban hành các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hạt nhân.
Đại diện IAEA đánh giá cao thiện chí và quyết tâm của Việt Nam trong việc khôi phục các chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam về cả chuyên môn và kỹ thuật. IAEA sẽ bố trí nguồn lực để sớm góp ý cho Dự thảo Luật Năng lượng Nguyên tử (sửa đổi) và phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam để chuẩn bị nội dung chi tiết cho các cuộc làm việc chính thức dự kiến diễn ra vào tháng 4 tới.Trong lĩnh vực đào tạo, IAEA giới thiệu Trung tâm Đào tạo An ninh Hạt nhân và các mô hình đào tạo hiện hành, sẵn sàng cử chuyên gia đến hỗ trợ tại Việt Nam cũng như tiếp nhận cán bộ Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại IAEA.

Buổi làm việc là dấu mốc quan trọng, tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và IAEA, mở ra triển vọng mới trong việc ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo định hướng an toàn, hiện đại và bền vững./.

Theo Cổng TTĐT Bộ KH&CN
 

Bình luận

Tiêu điểm

THÔNG BÁO

Thực hiện Kế hoạch triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất các hệ thống.

Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 30/5/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Tăng cường hợp tác toàn diện Việt - Nga về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 10/5/2025, tại Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Valery Nikolaevich Falkov đã trao đổi Thỏa thuận hợp tác về tổ chức tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học chung giai đoạn 2025-2035. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy toàn diện các chương trình hợp tác giữa hai nước về nghiên cứu khoa học trong 10 năm tới.

Một số đổi mới quan trọng trong Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Nói về Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Để triển khai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam được thuận lợi, Dự thảo Luật cho phép áp dụng các biện pháp đặc biệt để triển khai nhanh, như áp dụng cơ chế đặc biệt trong chỉ định thầu, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của người bán, dự án có khoản chi cho thẩm định và đào tạo. Quản lý toàn bộ vòng đời, qua nhiều giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân, từ khâu chọn vị trí, nghiên cứu khả thi, đến giai đoạn đóng cửa, sau đóng cửa. Đây là cách tiếp cận toàn diện, theo kinh nghiệm quốc tế và là cần thiết.

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử: Bảo đảm phù hợp theo tiêu chuẩn IAEA

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, chiều ngày 05/5/2025, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Trình bày Tờ trình dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã nhấn mạnh sự cần thiết nghiên cứu và sửa đổi toàn diện Luật Năng lượng nguyên tử.