Hà Nội, Ngày 13/06/2025

Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử

Ngày đăng: 09/04/2025   16:16
Mặc định Cỡ chữ

Chiều 2/4/2025, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã làm việc với một số Bộ, ngành để lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì buổi làm việc.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, mục đích ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân; phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử; góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) gồm 12 Chương, 73 Điều (giảm 20 điều tương ứng với hơn 20% số Điều so với Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008). 
Dự thảo đã bám sát 04 chính sách đã được Chính phủ cơ bản nhất trí tại Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 trong Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024. Cụ thể là: Thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước; tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.
Về trình tự, thủ tục, Bộ KH&CN xây dựng Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) theo đúng quy định của pháp luật. Ban soạn thảo, Tổ biên tập được thành lập với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học. 
Bộ KH&CN đã tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia về dự án Luật. Đồng thời nghiêm túc tiếp thu góp ý để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
Ngày 06/3/2025, Bộ KH&CN đã gửi hồ sơ dự án Luật đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định. Ngày 12/3/2025, Thường trực Chính phủ cho ý kiến đối với dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ngày 18/3/2025, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định số 84/BCTĐ-BTP và Bộ KH&CN tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, trình Chính phủ tại Tờ trình số 16/TTr-BKHCN.
Các Thành viên Chính phủ đã cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 của Chính phủ. Bộ KH&CN đã tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, kết luận của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện dự án Luật.
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi khẳng định sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử nhằm bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử; kế thừa, phát triển những quy định hợp lý, có tính nguyên tắc của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; khắc phục những bất cập, chồng chéo gây khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua. Đồng thời tuân thủ nguyên tắc luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, các đại biểu tập trung đóng góp những điểm mới của dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) cũng như 04 chính sách đã được Chính phủ cơ bản nhất trí tại Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024.
Theo đó, các Bộ ngành đã tập trung đóng góp ý kiến, đưa ra đề xuất về các nội dung: Cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử; nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; vận hành thử nhà máy điện hạt nhân; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; các biện pháp thúc đẩy phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử…
Theo chương trình lập pháp của Quốc hội, dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5/2025. Do vậy, những ý kiến, đề xuất của các Bộ ngành sẽ được cơ quan thẩm tra rà soát kỹ lưỡng trước khi trình Quốc hội xem xét.

Theo Cổng TTĐT Bộ KH&CN
 

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Bước ngoặt thể chế từ Trung ương tới địa phương

Ngày đăng 13/06/2025
Ngày 12/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Đây là lần đầu tiên, một văn bản pháp quy của ngành KH&CN quy định rõ ràng, đầy đủ và tách bạch hai việc "phân quyền" và "phân cấp", đặt nền móng cho việc chuyển giao thẩm quyền hiệu quả giữa Trung ương và địa phương.

Ban hành danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược

Ngày đăng 13/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.

Việt Nam - Cộng hòa Pháp: Tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày đăng 27/05/2025
Sáng 26/5/2025, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc hội đàm quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ngay sau hội đàm, lãnh đạo cấp cao hai bên đã chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước. Trong đó, đáng chú ý là các thỏa thuận hợp tác về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Ngày đăng 16/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Theo đó, các ĐBQH thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành...

Tăng cường hợp tác toàn diện Việt - Nga về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày đăng 12/05/2025
Ngày 10/5/2025, tại Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Valery Nikolaevich Falkov đã trao đổi Thỏa thuận hợp tác về tổ chức tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học chung giai đoạn 2025-2035. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy toàn diện các chương trình hợp tác giữa hai nước về nghiên cứu khoa học trong 10 năm tới.

Tiêu điểm

THÔNG BÁO

Thực hiện Kế hoạch triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất các hệ thống.

Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 30/5/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Tăng cường hợp tác toàn diện Việt - Nga về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 10/5/2025, tại Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Valery Nikolaevich Falkov đã trao đổi Thỏa thuận hợp tác về tổ chức tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học chung giai đoạn 2025-2035. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy toàn diện các chương trình hợp tác giữa hai nước về nghiên cứu khoa học trong 10 năm tới.

Một số đổi mới quan trọng trong Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Nói về Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Để triển khai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam được thuận lợi, Dự thảo Luật cho phép áp dụng các biện pháp đặc biệt để triển khai nhanh, như áp dụng cơ chế đặc biệt trong chỉ định thầu, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của người bán, dự án có khoản chi cho thẩm định và đào tạo. Quản lý toàn bộ vòng đời, qua nhiều giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân, từ khâu chọn vị trí, nghiên cứu khả thi, đến giai đoạn đóng cửa, sau đóng cửa. Đây là cách tiếp cận toàn diện, theo kinh nghiệm quốc tế và là cần thiết.

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử: Bảo đảm phù hợp theo tiêu chuẩn IAEA

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, chiều ngày 05/5/2025, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Trình bày Tờ trình dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã nhấn mạnh sự cần thiết nghiên cứu và sửa đổi toàn diện Luật Năng lượng nguyên tử.