Hà Nội, Ngày 13/06/2025

Đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình và phát triển

Ngày đăng: 20/04/2025   09:32
Mặc định Cỡ chữ

(Chinhphu.vn) - Chiều 18/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng làm việc với Bộ KH&CN về xây dựng Đề án "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình phục vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới".

Bảo đảm an toàn cao nhất cho con người và môi trường, tạo không gian phát triển mới

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định cho biết 6 quan điểm chủ đạo của dự thảo Nghị quyết.

Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ, ứng dụng rộng rãi năng lượng nguyên tử (NLNT) trong các ngành, lĩnh vực; phù hợp, đồng bộ với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan; bảo đảm an toàn cao nhất cho con người và môi trường, tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Thứ hai, phát triển điện hạt nhân là chương trình dài hạn, sử dụng công nghệ tiên tiến, an toàn và được kiểm chứng, góp phần đa dạng hóa nguồn cung và bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp nguồn điện nền ổn định phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Thứ ba, ưu tiên phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, xác định công nghệ hạt nhân là công nghệ chiến lược. Tập trung phát triển năng lực, tiếp thu, làm chủ công nghệ hạt nhân, tiến tới sáng tạo công nghệ, gắn liền với chính sách đặc thù về đào tạo, sử dụng nhân lực chất lượng cao, trọng dụng đội ngũ chuyên gia, phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hiện đại.

Thứ tư, đưa ứng dụng NLNT trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật, hình thành ngành công nghiệp hạt nhân phục vụ phát triển đất nước, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ năm, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách và hệ thống tổ chức quản lý tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và hướng dẫn của IAEA.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế trên cơ sở gia tăng nội lực đi đôi với tranh thủ ngoại lực.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết, Bộ KH&CN đã tham khảo các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về năng lượng nguyên tử của Việt Nam. Đến nay, dự thảo đã nhận được tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, tỉnh thành và cơ bản hoàn thiện.

Thông điệp mạnh mẽ về phát triển năng lượng nguyên tử

Sau khi lắng nghe báo cáo của Bộ KH&CN và ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã chủ động hoàn thiện đề án.

Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị rà soát, trau chuốt lại dự thảo trên tinh thần cách ban hành nghị quyết mới của Bộ Chính trị, đó là ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát, dễ thực hiện và khi ban hành thì triển khai được ngay; vừa có tính bao quát, khái quát cao nhưng vẫn đảm bảo tính cụ thể, khả thi và hiệu quả.

Tiếp theo, cần rà soát các mục tiêu định lượng tại dự thảo Nghị quyết với các cơ sở, lý lẽ thuyết phục. Đơn cử như phấn đấu có 5-7 nhóm nghiên cứu mạnh đạt trình độ quốc tế; hay như chương trình điện hạt nhân với mục tiêu đóng góp 6-8% tổng sản lượng điện quốc gia.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp mạnh mẽ về phát triển NLNT, trong đó có điện hạt nhân phục vụ mục đích hoà bình và các mục tiêu để góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, cũng như quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của quốc gia.

Cùng với đó là rà soát, phối hợp với Tổ biên tập kinh tế - xã hội của Đại hội XIV để bổ sung và đảm bảo tính tương thích của mục tiêu, giải pháp liên quan; làm rõ cách tiếp cận, phát triển các công nghệ ưu tiên; lộ trình, điều kiện cần và đủ để chuyển giao công nghệ; hợp tác với các nước phát triển, đã làm chủ được công nghệ, sẵn sàng có lộ trình chuyển giao công nghệ.

"Bộ KH&CN cần tham vấn thêm từ các chuyên gia quốc tế đầu ngành trong lĩnh vực này và tranh thủ ý kiến, kinh nghiệm của IAEA đối với từng bước đi, lộ trình, từng giai đoạn, phù hợp với bối cảnh, đặc điểm, điều kiện và định hướng phát triển của Việt Nam", Phó Thủ tướng lưu ý.

Về chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng đề nghị nghiên cứu tiếp cận theo hướng tổng thể hơn, trong đó tập trung vào chính sách thu hút chuyên gia; các chương trình hợp tác đào tạo; trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh; các chính sách về thị thực; chính sách thu hút nhân tài, thu hút chuyên gia người Việt ở nước ngoài...

Trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN tiếp tục hoàn thiện đề án sớm nhất có thể để báo cáo Bộ Chính trị.

Theo baochinhphu.vn

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Bước ngoặt thể chế từ Trung ương tới địa phương

Ngày đăng 13/06/2025
Ngày 12/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Đây là lần đầu tiên, một văn bản pháp quy của ngành KH&CN quy định rõ ràng, đầy đủ và tách bạch hai việc "phân quyền" và "phân cấp", đặt nền móng cho việc chuyển giao thẩm quyền hiệu quả giữa Trung ương và địa phương.

Ban hành danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược

Ngày đăng 13/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.

Việt Nam - Cộng hòa Pháp: Tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày đăng 27/05/2025
Sáng 26/5/2025, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc hội đàm quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ngay sau hội đàm, lãnh đạo cấp cao hai bên đã chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước. Trong đó, đáng chú ý là các thỏa thuận hợp tác về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Ngày đăng 16/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Theo đó, các ĐBQH thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành...

Tăng cường hợp tác toàn diện Việt - Nga về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày đăng 12/05/2025
Ngày 10/5/2025, tại Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Valery Nikolaevich Falkov đã trao đổi Thỏa thuận hợp tác về tổ chức tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học chung giai đoạn 2025-2035. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy toàn diện các chương trình hợp tác giữa hai nước về nghiên cứu khoa học trong 10 năm tới.

Tiêu điểm

THÔNG BÁO

Thực hiện Kế hoạch triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất các hệ thống.

Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 30/5/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

Tăng cường hợp tác toàn diện Việt - Nga về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 10/5/2025, tại Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Valery Nikolaevich Falkov đã trao đổi Thỏa thuận hợp tác về tổ chức tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học chung giai đoạn 2025-2035. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy toàn diện các chương trình hợp tác giữa hai nước về nghiên cứu khoa học trong 10 năm tới.

Một số đổi mới quan trọng trong Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Nói về Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Để triển khai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam được thuận lợi, Dự thảo Luật cho phép áp dụng các biện pháp đặc biệt để triển khai nhanh, như áp dụng cơ chế đặc biệt trong chỉ định thầu, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của người bán, dự án có khoản chi cho thẩm định và đào tạo. Quản lý toàn bộ vòng đời, qua nhiều giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân, từ khâu chọn vị trí, nghiên cứu khả thi, đến giai đoạn đóng cửa, sau đóng cửa. Đây là cách tiếp cận toàn diện, theo kinh nghiệm quốc tế và là cần thiết.

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử: Bảo đảm phù hợp theo tiêu chuẩn IAEA

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, chiều ngày 05/5/2025, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Trình bày Tờ trình dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã nhấn mạnh sự cần thiết nghiên cứu và sửa đổi toàn diện Luật Năng lượng nguyên tử.