Giới thiệu các báo cáo tổng kết của IAEA về tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima
08:08 17/11/2015: Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 8550/VPCP-QHQT ngày 20 tháng 10 năm 2015 đã giao các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công thương, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và môi trường nghiên cứu các báo cáo tổng kết kinh nghiệm từ tai nạn Fukishima của IAEA để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất giải pháp cụ thể để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận một cách an toàn theo chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành.
Nhân dịp Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia (ATHNQG) họp phiên thứ 8 thảo luận về nội dung này, Cổng thông tin điện tử của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xin giới thiệu tóm tắt nội dung các báo cáo tổng kết của IAEA về tai nạn do động đất và song thần đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản). Tuyển tập các báo cáo gồm Báo cáo tổng hợp chung và 5 báo cáo chuyên đề.
1. Báo cáo tổng hợp chung của Tổng giám đốc IAEA  bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu về tai nạn Fukushima.
- Đánh giá về tai nạn, các vấn đề an toàn cần được xem xét và những bài học được rút ra.
- Chuẩn bị và ứng phó sự cố (ứng phó ban đầu; bảo vệ công nhân làm việc tại nhà máy; bảo vệ công chúng bao gồm cả vấn đề về đồ ăn thức uống; thông tin công chúng; buôn bán quốc tế; các nhiệm vụ chuyển từ ứng phó sang phục hồi môi trường; trợ giúp quốc tế về ứng phó).
- Hậu quả của phóng xạ từ tai nạn (các nhân phóng xạ trong môi trường; bảo vệ chống bị chiếu xạ; chiếu xạ công chúng và chiếu xạ nghề nghiệp; các hiệu ứng sức khỏe đối với con người do bức xạ; các hậu quả bức xạ đối sinh vật khác)
- Phục hồi môi trường sau tai nạn (Phục hồi môi trường ngoài khu vực địa điểm nhà máy điện hạt nhân; ổn định môi trường tại địa điểm và chuẩn bị cho tháo dỡ nhà máy; quản lý các vật liệu nhiễm xạ và chất thải sinh ra;  sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phục hồ môi trường).
- Vai trò của IAEA đối với việc xử lý tai nạn Fukushima (các hoạt động và các hội nghị các bên liên quan đến công ước an toàn hạt nhân).
2. Báo cáo chuyên đề số 1 “Mô tả diễn biến và phạm vi của tai nạn” bao gồm các nội dung sau:
- Tóm tắt về tai nạn.
- Phạm vi các đối tượng có liên quan đến tai nạn (ngành công nghiệp hạt nhân; khuôn khổ luật pháp và pháp quy; hệ thống tổ chức chính phủ và các tổ chức có liên quan;  hoạt động huấn luyện và đào tạo;  đặc trưng của địa điểm nhà máy; các hệ thống công nghệ của nhà máy; nguồn lực của nhà máy; nhận xét và bài học).
- Sự khởi phát và diễn tiến của tai nạn (sự khởi phát; diễn tiến các sự kiện ở các tổ máy 1-3 và 4-6; diễn tiến các sự kiện ở bể chứa nhiên liệu, ở thiết bị lưu trữ khô và ở các tổ máy khác; so sánh các sự kiến của từng địa điểm; nhận xét và bài học).
- Tóm tắt về lượng phóng xạ và số liệu phát tán phóng xạ ra môi trường (Lượng phóng xạ trong vùng hoạt của các tổ máy 1-2 trước lức xảy ra tai nạn; cơ chế phát tán phóng xạ; lượng phóng xạ đã phát tán ra môi trường; phát tán vào khí quyển; phát tán vào nước ngầm và đại dương; phát tán bổ sung từ sau tai nạn; nhận xét và bài học).
- Các hành động của các tổ chức trong xử lý tai nạn ngoài TEPCO (cấu trúc và tương tác của các tổ chức trong nhà máy và bên ngoài nhà máy; hành động của Văn phòng Thủ tướng và Bộ Công thương;  hành động của Cơ quan quản lý an toàn (NISA) và của Ủy ban an toàn hạt nhân (NSC); hành động của chính quyền địa phương và hành động của các tổ chức quốc tế có liên quan; nhận xét và bài học).
- Các hành động đã được thực hiện để khắc phục hậu quả của tai nạn (ổn định và phục hồi các tổ máy của nhà máy; kế hoạch trung hạn và dài hạn về tháo dỡ nhà máy;  hành động của Chính phủ , cơ quan pháp quy và các tổ chức quốc tế; nhận xét và bài học).
3. Báo cáo chuyên đề số 2 “Đánh giá an toàn” bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá về nhà máy liên quan đến các sự kiện bên ngoài (cơ sở thiết kế  đối với địa điểm; các tiêu chuẩn quốc tế  về động đất và song thần; các kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản về động đất và sóng thần;  cơ sở thiết kế về động đất và sóng thần; các sự kiện cực đoan tại địa điểm có nhiều tổ máy và nhiều địa điểm nhà máy ở gần nhau; nhận xét và bài học).
- Đánh giá các khiếm khuyết trong việc duy trì các chức năng an toàn cơ bản (hệ cấp điện;  hệ cấp nước khẩn cấp;  phòng điều khiển chính và thiết bị điều khiển;  đặc trưng thiết kế của các tổ máy 1-3 trong việc duy trì các chức năng an toàn cơ bản;  kiểm soát độ phản ứng;  duy trì làm lạnh vùng hoạt;  duy trì tính toàn vẹn của tòa nhà bảo vệ lò phản ứng;  đặc trưng thiết kế của các tổ máy 4,5 và 6;  thiết bị chưá nhiên liệu đã cháy của nhà máy; áp dụng nguyên lý bảo vệ theo chiều sâu; nhận xét và bài học).
- Đánh giá việc xử lý các sự kiến ngoài cơ sở thiết kế (đánh giá an toàn sác xuất và đánh giá an toàn tất định; nhận xét và bài học).
- Các quy định quản lý tai nạn và việc thực thi chúng (Các quy định quản lý tai nạn của nhà máy;  So sánh các quy định của tổ máy 1-4 với các tiêu chuẩn an toàn của IAEA;  đánh giá các hành động quản lý tai nạn của nhà máy và chỉ ra các yếu tố chính đưa đến hậu quả nghiệm trọng của tai nạn; nhận xét và bài học).
- Đánh giá tính hiệu quả của các chương trình pháp quy (tổ chức và nhân sự của cơ quan pháp quy hạt nhân; hệ thống quản lý pháp quy và văn hóa an toàn;  cấp phép cho các cơ sở và tiến hành công việc bức xạ của Cơ quan pháp quy; các tai nạn nghiêm trọng và các biện pháp xử lý; cấp phép cho các hoạt động dài hạn, trong đó có yêu cầu phải thẩm định an toàn định kỳ; công tác thanh tra các cơ sở và công việc bức xạ; các yêu cầu và hướng dẫn pháp quy; hợp tác quốc tế; tình trạng hiện nay về yêu cầu pháp quy của Nhật Bản; nhận xét và bài học).
- Các yêu tố về con người và tổ chức (phương pháp luận đánh giá; trách nhiệm chính của các tổ chức có liên quan  gắn với an toàn hạt nhân và ảnh hưởng của chúng đến điều kiện gây ra tai nạn của nhà máy; ảnh hướng của các trách nhiệm chính tới ứng phó tai nạn; đánh giá về tổ chức và con người; mối quan hệ của cộng đồng hạt nhân; nhận xét và bài học).
- Áp dụng kinh nghiệm vận hành để cải tiến thiết kế và vận hành nhà máy (Các sự kiện về kinh nghiệm vận hành quan trọng liên quan đến tai nạn ở nhà máy; tính hiệu quả của việc áp dụng các kinh nghiệm vận hành của TEPCO; giám sát pháp quy đối với các kinh nghiệm vận hành của TEPCO; nhận xét và bài học).
4. Báo cáo chuyên đề số 3 “Chuẩn bị và ứng phó sự cố” bao gồm các nội dung sau:
- Ứng phó ban đầu ở Nhật bản cho tai nạn này (Các chương trình ứng phó tương ứng ở Nhật Bản trước khi xảy ra tai nạn này; nhận diện, thông báo và hành động ứng phó tai nạn; hành động di dân; quản lý ứng phó bên ngoài địa điểm nhà máy; nhận xét và bài học).
- Bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố (các quy định tương ứng của Nhật Bản trước khi xảy ra sự cố; bảo vệ nhân viên nhà máy sau động đất và sóng thàn; các biện pháp bảo vệ nhân viên ứng phó sự cố; quản lý y tế nhân viên ứng phó sự cố; sự tham gia tự nguyện của công chúng trong hoạt động ứng phó; nhận xét và bài học).
- Bảo vệ công chúng (quy định về bảo vệ công chúng ở Nhật Bản trước tai nạn này; các hành động bảo vệ khẩn cấp; các hành động bảo vệ ban đầu; sử dụng mô hình tính toán liều phóng xạ SPEEDI như một cơ sở cho việc ra quyết định các hành động bảo vệ trong trường hợp tai nạn; quan trắc môi trường; thông tin công chúng; giao thương quốc tế; quản lý chất thải trong tình trạng phẩn cấp; nhận xét và bài học).
- Chuyển tiếp từ pha ứng phó khẩn cấp sang pha phục hồi và phân tích ứng phó.
- Hợp tác quốc tế trong ứng phó (khuôn khổ quốc tế về chuẩn bị và ứng phó sự cố đối với sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân trước tai nạn này; ứng phó của IAEA; các hành động bảo vệ được khuyến cáo cho công dân nước ngoài ở Nhật Bản; ứng phó của các tổ chức quốc tế; điều khoản trợ giúp quốc tế; nhận xét và bài học).
5. Báo cáo chuyên đề số 4 “Các hậu quả về phóng xạ” gồm các nội dung sau:
- Các nguyên tố phóng xạ trong môi trường (môi trường tự nhiên xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima; phát tán phóng xạ vào khí quyển và phóng xạ trong môi trường đất; rơi lắng và phát tán vào môi trường biển, phóng xạ trong môi trường nước; các mức phóng xạ trong các loại lương thực ở trên đất và dưới nước; các mức phóng xạ trên thế giới; nhận xét và bài học).
- Chiếu xạ (chiếu xạ nghề nghiệp; chiếu xạ công chúng; nhận xét và bài học).
- Bảo vệ bức xạ (các khuyến cáo và tiểu chuẩn của các tổ chức quốc tế; các quy định về bảo vệ bức xạ ở Nhật bản ở thời điểm xảy ra tai nạn; các vấn đề bảo vệ bức xạ tương ứng với ứng phó sự cố; các phản ứng với tình trạng bảo vệ bức xạ ở Nhật Bản và trên toàn cầu; các vấn đề xã hội liên quan đến các hành động bảo vệ búc xạ; nhận xét và bài học)
- Hậu quả sức khỏe (các đánh giá quốc tế trước đây; khảo sát về sức khỏe trước tai nạn ở Nhật Bản; bằng chứng về các hiệu ứng sức khỏe quan sát được; các nghiên cứu ảnh hưởng đối với tuyến giáp; đánh giá rủi ro trong tương lai; các hiệu ứng phi phóng xạ - sức khỏe tinh thần; nhận xét và bài học).
- Các hậu quả đối với các loại sinh vật khác không phải con người (cơ sở đánh giá; các quan điểm đánh giá liều chiếu xạ; đánh giá liều chiếu xạ cho các loại sinh vật khác không phải con người ở khu vực lân cận xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima; hậu quả phóng xạ đối với các sinh vật khác; tổng quan các nghiên cứu tương ứng về mô hình đánh giá liều và quan sát hiện trường các ảnh hưởng trong vùng lân cận của nhà máy Fukushima; nhận xét và bài học).
6. Báo cáo chuyên đề sô 5 “Phục hồi môi trường sau tai nạn” bao gồm các nội dung sau:
- Cơ sở về vấn đề phục hồi môi trường sau tai nạn.
- Phục hồi môi trường (phục hồi môi trường và các con đường chiếu xạ; lập kế hoạch phục hồi môi trường ở Nhật Bản sau tai nạn Fukushima; chiến lược phục hồi và các mục tiêu được chấp nhận ở Nhật Bản; các quy trình thực hiện việc phục hồi môi trường; phục hồi môi trường trong khu vực bị nhiễm xạ nặng; phục hồi môi trường trong khu vực đã được tẩy xạ đặc biệt; thực hiện các mức hành động đối với lương thực thực phẩm và các loại vật liệu khác; nhận xét và bài học).
- Quản lý các vật liệu nhiễm xạ và chất thải phóng xạ (khuôn khổ luật pháp và trách nhiệm của các tổ chức có liên quan; quản lý bên ngoài khu vực địa điểm nhà máy đối với chất thải phóng xạ và vật liệu nhiễm xạ; quản lý bên trong nhà máy đối với chất thải phóng xạ và vật liệu nhiễm xạ; nhận xét và bài học).
- Tái sinh cộng đồng và sự tham gia của các tổ chức có liên quan (khuôn khổ luật pháp; dân số và cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng; chiến lược phục hồi và tái sinh; sự tham gia của các tổ chức có liên quan và cộng đồng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và các hậu quả; chỉ ra các vấn đề nào là an toàn; nhận xét và bài học).
Các Bộ, ngành được giao nghiên cứu có thể truy cập trực tiếp các tài liệu này trên trang web của IAEA để nhận được các tài liệu cần thiết phuc vụ cho nhiệm vu nghiên cứu của mình.
Địa chỉ của trang web như sau: http://www.iaea.org
Cục ATBXHN
Tin bài khác
Online: 67
Số lượt truy cập: 10319960
Lên đầu trang
SSL