Ấn Độ và Hoa Kỳ hợp tác về khoa học nơtrinô
15:03 02/05/2018: Ấn Độ và Hoa Kỳ vừa ký một thỏa thuận cho phép các nhà khoa học của 2 nước hợp tác trong việc phát triển và xây dựng các loại máy dò nơtrinô khác nhau.Thoả thuận được ký tại New Delhi giữa Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry và Bộ trưởng Bộ Năng lượng nguyên tử Ấn Độ Sekhar Basu.
 

Thỏa thuận này mở đường cho việc cùng nhau tiến hành các dự án khoa học nơtrinô tiên tiến ở cả hai nước: Cơ sở dài hạn nơtrinô (LBNF) với Thử nghiệm nơtrinô sâu dưới lòng đất (DUNE) được thực hiện tại Fermilab thuộc Bộ Năng lượng Mỹ và Trạm quan sát nơtrinô ở Ấn Độ (INO).
LBNF/DUNE tập hợp các nhà khoa học trên khắp thế giới để khám phá vai trò của các hạt hạ nguyên tử như nơtrinô tồn tại trong vũ trụ. Hơn 1.000 nhà khoa học từ hơn 170 tổ chức ở 31 quốc gia đã làm việc với LBNF/DUNE và tham gia vào lễ  động thổ vào tháng 7 năm 2017. Dự án sẽ sử dụng các máy gia tốc hạt của Fermilab để gửi chùm hạt nơtrinô năng lượng cao có cường độ mạnh nhất thế giới tới bia của các máy dò nơtriôn lớn nhằm khám phá những tương tác của chúng với vật chất.
Các nhà khoa học của INO sẽ quan sát nơtrinô được tạo ra trong bầu khí quyển của trái đất để giải thích các tính chất của các hạt khó nắm bắt này. INO sẽ sử dụng một calorimeter để ghi lại thông tin về các nơtrinô và phản nơtrinô được tạo ra bởi các tia vũ trụ tới bầu khí quyển của trái đất. Các nhà khoa học từ hơn 20 tổ chức đang làm việc về INO.
Perry cho biết: "Dự án LBNF/DUNE do Fermilab chủ trì phối hợp với các đối tác quốc tế của chúng tôi là một ưu tiên quan trọng đối với Bộ, Cơ quan quản lý và là nơi dẫn đầu về khoa học của Hoa Kỳ. Tôi rất vui mừng được mở rộng hợp tác với Ấn Độ trong khoa học nơtriôn và mong muốn có những khám phá trong lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn này."
"Ấn Độ có truyền thống về các khám phá trong khoa học cơ bản. Chúng tôi vui mừng mở rộng hợp tác khoa học gia tốc với Hoa Kỳ để nâng cao các nghiên cứu sâu về nơtriôn", Basu nói "Khoa học không có biên giới và chúng tôi đánh giá cao các nhà khoa học Ấn Độ của chúng tôi đang làm việc trực tiếp với các đồng nghiệp Hoa Kỳ. Việc theo đuổi kiến ​​thức là một nỗ lực thực sự của con người.

LA, Cục ATBXHN, theo WNN

Tin bài khác
Online: 5
Số lượt truy cập: 10302342
Lên đầu trang
SSL