Quản lý côn trùng gây hại tích hợp để tăng năng suất thanh long tại Việt Nam
14:02 15/03/2019: Có một lý do tại sao thanh long được coi là một loại trái cây làm giàu và nổi tiếng ở Việt Nam: thanh long được xuất khẩu sang 40 quốc gia và lợi nhuận từ thanh long cao hơn nhiều lần so với sản xuất lúa gạo.

Tại tỉnh Bình Thuận, khoảng 29.500 ha được dành riêng để trồng loại cây này, với sản lượng gần 600.000 tấn vào năm ngoái và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có kế hoạch tăng hơn nữa vào năm 2020. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể bị cản trở bởi các loài côn trùng gây hại có khả năng tàn phá cây thanh long: ruồi giấm.

“Thanh long là một loại cây trồng được yêu thích ở Việt Nam vì nông dân nhận thức được tiềm năng của nó để đem lại cho họ thu nhập ổn định” bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Trưởng phòng Côn trùng học tại Viện Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật cho biết. “Không giống như nhiều loại trái cây khác theo mùa, thanh long có thể được trồng quanh năm và mỗi vụ chỉ kéo dài hai tháng rưỡi, vì vậy nó có tính kinh tế cao. Trái cây này có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, nhưng ruồi giấm là một vấn đề lớn đối với khu vực này”.

Do đó, Viện Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật, cùng với các cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã hợp tác với IAEA và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) trong một dự án thí điểm để kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện một phương pháp quản lý côn trùng gây hại tích hợp, bao gồm một hình thức kiểm soát côn trùng gây hại được gọi là Kỹ thuật côn trùng vô sinh (SIT - Sterile Insect Technique ). Sử dụng kỹ thuật này, ruồi giấm được tạo ra hàng loạt và sau đó được triệt sản bằng bức xạ ion hóa trước khi thả ra môi trường để khi giao phối với ruồi hoãng dã cũng không thể sinh sản được.

Hướng tới một cách tiếp cận phối hợp, phạm vi rộng

Các phương pháp truyền thống được sử dụng để trừ khử ruồi giấm trong tỉnh đã không được phối hợp với các vườn cây riêng lẻ tự thực hiện quản lý côn trùng gây hại bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Điều này có hiệu quả hạn chế, với tốc độ ruồi sinh sản - đẻ tới 500 quả trứng cùng một lúc - và khả năng di chuyển dễ dàng đến các loại cây trồng chưa được xử lý tại các trang trại lân cận. Quản lý côn trùng gây hại tích hợp bằng SIT cung cấp khả năng giảm hoặc loại bỏ vĩnh viễn quần thể ruồi trên một phạm vi rộng.

Dự án thí điểm quản lý côn trùng gây hại tích hợp bắt đầu vào tháng 1 năm 2016, bao gồm khoảng 1500 ha cây thanh long. Trong giai đoạn 3 năm đầu tiên, thuốc xịt, vệ sinh và kỹ thuật tiêu diệt đực đã được sử dụng để giảm sự phá hoại của ruồi giấm trong khu vực thí điểm xuống còn một nửa so với mức độ phá hoại ở các trang trại không được xử lý.

Giai đoạn cuối của chương trình đang được triển khai trong năm nay, liên quan đến việc sử dụng SIT lần đầu tiên tại Việt Nam. Khoảng một triệu con ruồi giấm đang được nuôi trong các cơ sở đặc biệt mỗi tháng, được triệt sản bằng cách chiếu xạ, và sau đó được thả vào khu vực bị nhiễm sâu bệnh của dự án để tiếp tục giảm quần thể ruồi giấm. Nếu thành công, điều này có tiềm năng mang lại lợi ích cho khoảng 30.000 hộ gia đình và 250 doanh nghiệp kinh doanh thanh long tại Bình Thuận trong dài hạn.

“Chúng tôi sẽ thả những con ruồi bị triệt sản bằng cách đi ô tô và xe máy qua những cánh đồng thanh long, thả những gói ruồi được chiếu xạ ra ngoài cánh đồng. Chúng tôi cần phải đi qua các trang trại mỗi tuần theo các khung thời gian của vụ thanh long” bà Hiền cho biết.

Thay đổi tư duy của người nông dân

Để thực hiện được SIT không phải là điều dễ dàng, do kiến thức về kỹ thuật hạn chế trong các cơ quan địa phương và sự phản ứng từ những người trồng thanh long, lúc đầu họ không hiểu làm thế nào mà thả nhiều ruồi ra môi trường cuối cùng lại làm giảm số lượng chúng.

“Họ đã không hiểu rằng ruồi giấm sẽ được triệt sản. Họ sẽ nói: “Chúng tôi đã có rất nhiều ruồi rồi, làm thế nào chúng tôi có thể chống lại điều này bằng cách mang lại nhiều ruồi hơn?” Vì vậy, chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận người nông dân về vấn đề này bằng một loạt các khóa đào tạo, tờ rơi và quảng cáo trên truyền hình, và phải mất khoảng hai năm để họ bắt đầu nghĩ rằng có lẽ điều này có thể giúp đỡ được. Nó rất quan trọng vì việc đưa chương trình vào hoạt động phụ thuộc vào người nông dân trong toàn bộ khu vực tham gia tích cực vào chương trình quản lý côn trùng gây hại.

Tiếp tục hỗ trợ của FAO/IAEA

IAEA và FAO đã hỗ trợ dự án thí điểm thông qua chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA, tập trung vào tích hợp SIT với các phương pháp loại trừ khác. Hỗ trợ này liên quan đến việc thu thập dữ liệu cơ sở, thiết lập các cơ sở để khởi động ứng dụng SIT trong nước, cung cấp vật liệu và thiết bị và đào tạo các chuyên gia về quản lý ruồi giấm phạm vi rộng thông qua các chuyến thăm quan khoa học và học tập nghiên cứu.

Khi dự án thí điểm chuẩn bị bước vào giai đoạn cuối, IAEA và FAO, thông qua Vụ Kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp chung của FAO/IAEA, tiếp tục cung cấp tư vấn kỹ thuật và kiến thức về việc sử dụng các kỹ thuật quản lý côn trùng gây hại tích hợp và SIT.

LA, theo IAEA
Tin bài khác
Online: 84
Số lượt truy cập: 10300550
Lên đầu trang
SSL