Khai thác cơ sở số liệu quan trắc CTBT phục vụ công tác ứng phó sự cố
16:04 28/10/2020: Trong 3 ngày (14-16/10/2020) Hội nghị pháp quy hạt nhân toàn quốc đã được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều báo cáo chất lượng thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được báo cáo tại Hội nghị. Trang thông tin điện tử Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xin được giới thiệu tới bạn đọc Báo cáo tóm tắt một số báo cáo tại Hội nghị. Trân trọng kính báo.
                                KHAI THÁC CƠ SỞ SỐ LIỆU QUAN TRẮC CTBT                                      
PHỤC VỤ CÔNG TÁC ỨNG PHÓ SỰ CỐ

 
KS. NGUYỄN TRỌNG HIỆP
Phòng An ninh và Thanh sát hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

Email: nthiep@most.gov.vn

 
Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) cấm tất cả các quốc gia thành viên thực hiện các vụ nổ thử hạt nhân trong môi trường không khí, dưới nước và dưới mặt đất trên trái đất. Để khẳng định sự tuân thủ của các quốc gia thành viên, Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) xây dựng và vận hành Hệ thống quan trắc quốc tế (IMS), bao gồm các kỹ thuật địa chấn, thủy âm, hạ âm và hạt nhân phóng xạ với tổng số 321 trạm trên toàn thế giới để tìm bằng chứng về bất cứ vụ nổ thử hạt nhân nào trên trái đất. Để phát hiện hạt nhân phóng xạ trong khí quyển, CTBTO xây dựng mạng lưới gồm 80 trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ. Bên cạnh mục đích phát hiện vụ nổ hạt nhân, dữ liệu quan trắc có thể được sử dụng cho các mục đích dân sự và nghiên cứu khoa học. Khả năng sử dụng dữ liệu quan trắc hạt nhân phóng xạ của CTBTO để theo dõi sự phát tán phóng xạ từ tai nạn hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân đã được chứng minh trong tai nạn hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản và số liệu quan trắc của CTBTO cũng đóng góp vào quá trình ứng phó sự cố tai nạn hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản của Việt Nam năm 2011. 
Bài trình bày này giới thiệu mạng quan trắc hạt nhân phóng xạ, các trạm quan trắc của CTBTO xung quanh Việt nam, nhất là các trạm của CTBTO đặt trên lãnh thổ Trung Quốc, số liệu quan trắc của CTBTO, sử dụng số liệu trong tai nạn hạt nhân Fukushima, Nhật Bản năm 2011. Theo dõi thường xuyên số liệu quan trắc hạt nhân phóng xạ của CTBTO giúp ta có thể dự đoán hướng di chuyển và khả năng ảnh hưởng của đám mây phóng xạ từ tai nạn hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân nói chung và các nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam đến lãnh thổ Việt Nam và cung cấp thông tin hữu ích cho hoạt động ứng phó sự cố hạt nhân của Việt Nam nếu tai nạn hạt nhân do hoạt động của nhà máy điện hạt nhân xảy ra ở bất cứ nơi nào trên trái đất.

                                                                                                                  TT. Thông tin và Đào tạo
 
Tin bài khác
Online: 9
Số lượt truy cập: 10305378
Lên đầu trang
SSL