Bức xạ chiếu ngoài và bức xạ chiếu trong
14:02 12/07/2016:

1. Bức xạ chiếu ngoài và bức xạ chiếu trong
Bức xạ chiếu ngoài

Mối nguy hiểm chiếu ngoài tăng lên khi bức xạ từ một nguồn bên ngoài cơ thể đâm xuyên cơ thê và gây ra liều bức xạ ion hóa. Chiếu xạ kiểu này có thể từ tia gamma hoặc tia X, neutron, hạt alpha hoặc beta; chúng phụ thuộc vào loại và năng lượng của bức xạ.
 

Bức xạ chiếu trong
Các chất phóng xạ có thể lắng đọng bên trong cơ thể khi hấp thu xẩy ra qua các con đường sau: hô hấp, ăn uống và tiếp xúc da. Chiếu xạ này có thể xảy ra khi chất phóng xạ trong không khí, bị hít và hấp thụ bởi phổi và tích tụ trong cơ thế; tồn tại trong thực phẩm bị nhiễm bẩn phóng xạ, nước uống hoặc các vật phẩm khác và bị ăn phải; hoặc bị tràn đổ hoặc sol khí trên da và bị hấp thụ hoặc đi vào qua các vết thương hở. 
 

2. Nhiễm bẩn phóng xạ
2.1 Nhiễm bẩn phóng xạ
Nhiễm bẩn phóng xạ (Nhiễm xạ): Các chất phóng xạ tồn tại bên trong hoặc trên bề mặt vật thể hoặc cơ thể người hoặc các nơi khác ngoài ý muốn và có thể gây hại.

- Cố định
- Di dời (không cố định) - vật liệu có thể di chuyển đến bề mặt da hoặc quần áo hoặc có thể hít phải
 

2.2 Ảnh hưởng của các loại bức xạ đối với chiếu xạ trong

Bức xạ Độ truyền năng lượng tuyến tính - LET Mối nguy hiểm chiếu trong
Alpha Cao Cao
Beta Trung bình Trung bình
Gamma Thấp Thấp
 

3. Các con đường xâm nhập
3.1 Các con đường xâm nhập chất phóng xạ vào cơ thể
Nhiễm bẩn phóng xạ có thể tồn tại trong dạng lỏng, khí hay dạng bột (hoặc bụi) và chất phóng xạ này có thể xâm nhập vào cơ thể bằng một vài cách.
Bốn con đường xâm nhập là:
- Hô hấp - bụi, khí
- Ăn uống
- Xâm nhập qua vết thương hở
- Hấp thụ qua da
3.2 Sinh lý học con người
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu chất phóng xạ
- Dạng vật lý
- Kích thước hạt (nếu là chất rắn)
- Dạng hoá học
- Sự trao đổi chất của cơ thể
Chất phóng xạ có thể hoà tan sẽ được xử lý trong các rãnh dạ dày tương tự như cách xử lý hoá học các chất không phải là phóng xạ.
Chất không hoà tan sẽ đi qua ruột và được bài tiết
- Qua da - hấp thụ và vết thương hở
Da bị nhiễm xạ: Các nhân phóng xạ có dạng hoá học đặc biệt được hấp thụ qua da
Vết thương hở bị nhiễm xạ: Đi trực tiếp vào trong đường máu
4. Tẩy xạ cá nhân  
- Rửa với xà phòng và nước ấm
- Tránh chất tẩy quá mạnh
- Tránh làm đỏ tấy bề mặt da
- Thực hiện khảo sát và tẩy xạ
- Nhận diện nhân phóng xạ - dạng hoá học
- Khảo sát và ghi lại vị trí nhiễm xạ
- Tránh làm phát tán nhiễm xạ - đeo găng tay
- Trợ giúp y tế nếu da bị tổn thương
Cục ATBXHN
Online: 207
Số lượt truy cập: 11433459
Lên đầu trang
SSL