15:03 14/07/2016: Các chất phóng xạ có thể lắng đọng bên trong cơ thể khi hấp thu xẩy ra qua các con đường sau: hô hấp, ăn uống và tiếp xúc da. Chiếu xạ này có thể xảy ra khi chất phóng xạ trong không khí, bị hít và hấp thụ bởi phổi và tích tụ trong cơ thế; tồn tại trong thực phẩm bị nhiễm bẩn phóng xạ, nước uống hoặc các vật phẩm khác và bị ăn phải; hoặc bị tràn đổ hoặc sol khí trên da và bị hấp thụ hoặc đi vào qua các vết thương hở. Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát chiếu xạ trong:
1. Hạn chế nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
- Giới hạn nhiễm xạ bề mặt có đơn vị Bq/đơn vị diện tích
- Các con đường xâm nhập qua hô hấp, ăn uống và bức xạ ngoài là các con đường cần phải được hạn chế
- Đường hô hấp thường phải hạn chế nhất 2. Kiểm soát nguy hiểm
- Loại bỏ rủi ro
- Thay thế/Sửa đổi
- Kiểm soát kỹ thuật
- Kiểm soát hành chính
- Thiết bị bảo vệ cá nhân 3. Tối thiểu lượng phóng xạ
- Sử dụng tối thiểu hoạt độ cho công việc của mình
- Tính toán lượng tối thiểu yêu cầu để đạt được mục tiêu công việc
- Trong tất cả các quá trình phải xử lý các hạt nhân phóng xạ, lượng hoạt tính cần phải được giảm tới mức thấp nhất có thể được. Điều này phù hợp với nguyên lý ALARA. Ngoài việc giảm các mối nguy hiểm do nhiễm bẩn, tối thiểu hóa hoạt độ cũng giảm suất liều chiếu ngoài đối với các công nhân 4. Kiểm soát vật lý
Hệ thống ngăn chặn như tủ hút (hot cells), tủ kín khí, khay hứng, tủ găng, rào chắn (lối vào), rào chắn (lối ra), thảm dính - giữ lại các chất bám trên giày,… 5. Kiểm soát hành chính
Kiếm soát hành chính là các biện pháp hành chính để ngăn chặn hoặc để giảm đến nhỏ nhất sự chiếu xạ
Kiểm soát hành chính không dễ để những người nhân viên thực hiện . Do đó không phải là biện pháp hoàn hảo để có được một môi trường làm việc an toàn 5.1. Phân loại vùng làm việc, có các dấu hiệu rõ ràng đối với mỗi vùng phân loại
Các vùng làm việc có thể được phân loại theo mức nguy hiểm của bức xạ chiếu trong theo các vùng :
- Vùng kiểm soát
- Vùng giám sát
- Vùng không phân loạiVùng kiểm soát: là vùng mà ở đó các biện pháp bảo vệ an toàn riêng và các dự phòng an toàn là được yêu cầu để kiểm soát sự chiếu xạ thông thường và để ngăn chặn hay hạn chế sự chiếu xạ tiềm tàng.
Vùng giám sát: là vùng mà ở đó các điều kiện chiếu xạ nghề nghiệp được xem xét liên tục nhưng không đòi hỏi các biện pháp bảo vệ an toàn riêng.
Vùng không phân loại: là vùng mà ở đó không đòi hỏi các phương pháp bảo vệ an toàn và chiếu xạ nghề nghiệp cũng không cần phải được xem xét liên tục.
Nói chung việc phân loại các vùng thay đổi phù hợp với sự cần thiết đặc biệt của nơi làm việc và thường được dựa trên kinh nghiệm vận hành và sự đánh giá.
Nếu mối nguy hiểm phóng xạ chính là do bức xạ chiếu ngoài thì hệ thống phân loại theo các mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài có thể cung cấp đủ cho việc kiểm soát mối nguy hiểm bức xạ chiếu trong.
Tuy nhiên nếu mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài là nhỏ so với mối nguy hiểm bức xạ chiếu trong thì nên phân loại vùng theo tiềm năng nhiễm bẩn bụi khí và bề mặt
Phân loại vùng theo mối nguy hiểm chiếu trong được xác định bởi việc xem xét hạt nhân phóng xạ nào được sử dụng, cách chúng được sử dụng và hoạt tính cực đại được sử dụng ở một lần dùng.
Việc phân loại vùng có thể dựa vào các đại lượng giới hạn dẫn suất nhiễm bẩn bề măt DL và nồng độ giới hạn dẫn suất nhiễm bẩn không khí DAC 5.2. Hệ thống văn bản làm việc
- Các hướng dẫn làm việc
- Quy trình làm việc kết hợp với sử dụng các biện pháp kiểm soát vật lý
- Nội quy/quy chế
- Các mức điều tra để kiểm soát liều cá nhân và các kết quả kiểm soát nơi làm việc
- Hồ sơ kiểm soát liều 6. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân
- Quần áo bảo vệ
- Áo phòng thí nghiệm
- Găng dùng một lần
- Giày bao
- Thiết bị
- Mặt nạ bảo vệ hô hấp