Một số loại máy X-quang kỹ thuật số phổ biến hiện nay (Phần 4 - Thiết bị X quang kỹ thuật số)
13:01 09/08/2016: X quang kỹ thuật số là sự phát triến hiện đại của X quang cổ điển ở thời đại tin học ngày nay. Xin điểm qua các phương cách số hóa hình X quang và đi sâu vào 2 kỹ thuật vừa được du nhập vào Việt Nam là X quang điện toán (computed radiography) sử dụng tấm tạo ảnh phosphor và X quang trực tiếp (Direct radiography) dùng bảng cảm ứng (sensor panel).
Từ so sánh các điểm mạnh yếu giữa hình X quang cổ điển và X quang xử lý số và so sánh giữa kỹ thuật X quang điện toán và X quang trực tiếp,  xác định ưu điểm hiển nhiên của X quang xử lý số về chất lượng hình ảnh, lưu trữ, truy tìm và khả năng thực hiện X quang viễn thông (Teleradiology).
Từ vài năm gần đây, máy chụp ảnh kỹ thuật số (digital camera) đã nổi lên với những ưu thế như: không cần đến phim, ảnh chụp xong có thể xem ngay, chất lượng ảnh cao hơn nhờ dùng các phần mềm chỉnh sửa, việc lưu trữ gọn nhẹ, sao chép hoặc in ra giấy dề dàng, đặc biệt có thể được truyền đến những nơi xa nhanh chóng qua mạng Internet.
X quang kỹ thuật số có thể xem trực tiếp trên màn hình monitor và chỉnh sửa, phóng to vùng cần quan sát v.v..
Tấm tạo ảnh phosphor lưu trữ (Phosphor storage plate) và Bảng Cảm ứng (Sensor Panel) có khả năng chụp lại nhiều lần, có dải phổ xạ rộng hơn phim X quang qui ước nên không sợ hỏng phim do tia quá yếu hoặc quá mạnh. Hầu như không có trường hợp phải chụp lại.
Việc lưu trữ các hình ảnh trở nên dễ dàng trong các đĩa CD-ROM và việc truy lục, sao chép nhanh chóng hơn.
Ngày nay, dù đã có Siêu âm, Cộng hưởng từ, cắt lớp Điện toán, nội soi, xạ hình SPECT v.v..., nhu cầu chụp X quang cổ điển vẫn còn nhiều. Tại nhiều cơ sở y tế số lượng bệnh nhân chụp X quang đạt gần 1000 người/ngày, chỉ kém khoa siêu âm. X quang kỹ thuật số là sự phát triển chuyển đổi bắt buộc ở thời đại tin học ngày nay. Ngoài các tiện lợi vốn có của loại hình kỹ thuật số như chất lượng hình ảnh, lưu trữ, truy tìm, sao chép, việc truyền tải hình ảnh qua mạng dễ dàng giúp thực hiện được môn X quang viễn thông (teleradiology), nhờ đó có thể hội chẩn với các chuyên gia hình ảnh học Y khoa trong và ngoài nước, mang lại ích lợi trực tiếp cho bệnh nhân và phát triển được môn hình ảnh học bằng máy in khô (Dry Imager) chỉ sử dụng đầu nhiệt nên không còn các hóa chất và phòng tối, vì phim khô không bị ánh sáng ảnh hưởng.
Cục ATBXHN
Online: 210
Số lượt truy cập: 11433478
Lên đầu trang
SSL