Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B
14:02 19/08/2016: Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn hành động tiếp cận bất hợp pháp, đánh cắp, chiếm đoạt, phá hoại và chuyển giao trái phép nguồn phóng xạ; bảo mật thông tin liên quan đến an ninh nguồn phóng xạ. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của các nguồn phóng xạ và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho con người, môi trường, yêu cầu bảo đảm an ninh được chia thành 4 mức an ninh A, B, C và D, trong đó mức an ninh B áp dụng đối với các nguồn phóng xạ nhóm 2.
Nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B: là các nguồn phóng xạ sử dụng trong địa vật lý giếng khoan và các thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, thiết bị xạ trị áp sát suất liều cao, thiết bị đo mức trong công nghiệp, thiết bị điều khiển dây chuyền băng tải, thiết bị đo mức trong lò nung (xi măng, thép), thiết bị đo trong các tàu nạo vét bùn, thiết bị đo kiểm tra đường ống.
Nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ:
- Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
- Yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của nguồn phóng xạ.

1.Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B
 Với các nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B được đặt cố định và nguồn phóng xạ nhóm B sử dụng trong xạ trị áp sát liều cao thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Thiết lập khu vực kiểm soát an ninh;
- Lắp khóa cho các cửa lối ra vào khu vực kiểm soát an ninh; lắp khoá an ninh cho các cửa ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ;
- Xây dựng và thực hiện quy định chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở, bảo đảm việc chuyển giao phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được uỷ quyền và phải có biên bản giao nhận; xây dựng và thực hiện quy định về bảo dưỡng thiết bị an ninh;
- Thực hiện việc kiểm tra lý lịch đối với các nhân viên tham gia lực lượng bảo vệ và làm việc trong khu vực đặt nguồn phóng xạ;
- Trang bị các phương tiện thông tin liên lạc cho lực lượng bảo vệ để bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho lực lượng ứng phó khi có sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
- Xây dựng và thực hiện các quy trình sau đây:
a) Quy trình thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
c) Quy trình bảo mật thông tin về: nguồn phóng xạ; thiết bị chứa nguồn phóng xạ; kế hoạch di chuyển nguồn phóng xạ; kế hoạch bảo đảm an ninh; người được quyền tiếp cận và thời gian tiếp cận khu vực kiểm soát an ninh; sự phân công và bố trí lực lượng bảo vệ; mã PIN và mã số bí mật của khoá cửa, hộp đựng chìa khoá, thiết bị an ninh;
d) Quy trình kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc ra vào trái phép;
đ) Quy trình quản lý khóa và chìa khoá.
- Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan tới việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; tổ chức đào tạo về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ cho các cá nhân liên quan;
- Khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ hoặc hành động có ý định đánh cắp, phá hoại nguồn phóng xạ phải áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự việc phải gửi báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự việc, làm rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả và các biện pháp được đề ra để tránh xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.            
- Tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát việc tiếp cận trái phép khu vực kiểm soát an ninh và tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép, di dời, phá hoại nguồn phóng xạ;
- Kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần, lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm.
Trường hợp nguồn phóng xạ sử dụng di động:
a) Lập rào chắn và bố trí người giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc;
b) Bố trí nơi cất giữ nguồn phóng xạ tại công trường trong thời gian không sử dụng, lắp khóa an ninh tại các điểm có thể tiếp cận vào nơi đặt nguồn; xây dựng và thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khoá; bố trí nhân viên bảo vệ;
c) Tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép, di dời, phá hoại nguồn phóng xạ khi sử dụng cũng như khi cất giữ tại công trường;
d) Thực hiện việc kiểm tra lý lịch đối với các nhân viên sử dụng nguồn phóng xạ và nhân viên bảo vệ;
đ) Trang bị các phương tiện thông tin liên lạc cho các nhân viên sử dụng nguồn và nhân viên bảo vệ để bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho lực lượng ứng phó khi có sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
e) Lập nhật ký sử dụng nguồn phóng xạ, bao gồm thông tin về mục đích sử dụng, địa điểm sử dụng, người sử dụng và thời gian sử dụng nguồn phóng xạ;
g) Xây dựng và thực hiện quy định chuyển giao nguồn phóng xạ giữa các bộ phận trong đơn vị, bảo đảm việc chuyển giao phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được uỷ quyền và phải có biên bản giao nhận; quy trình bảo mật thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị chứa nguồn phóng xạ, kế hoạch di chuyển nguồn phóng xạ, kế hoạch bảo đảm an ninh;
h) Phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng tại công trường;
i) Kiểm đếm nguồn phóng xạ sau mỗi ca làm việc và định kỳ hàng tuần; lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm;
k) Khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ hoặc hành động có ý định đánh cắp, phá hoại nguồn phóng xạ phải áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự việc phải gửi báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự việc, làm rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả và các biện pháp được đề ra để tránh xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B                 
Tổ chức, cá nhân lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B phải thực hiện các yêu cầu sau:
i) Xây dựng và thực hiện quy định chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở, bảo đảm việc chuyển giao phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được uỷ quyền và phải có biên bản giao nhận; xây dựng và thực hiện quy định về bảo dưỡng thiết bị an ninh;
ii) Thực hiện việc kiểm tra lý lịch đối với các nhân viên tham gia lực lượng bảo vệ và làm việc trong khu vực đặt nguồn phóng xạ;
iii) Trang bị các phương tiện thông tin liên lạc cho lực lượng bảo vệ để bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời cho lực lượng ứng phó khi có sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
iv) Quy định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân liên quan tới việc bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; tổ chức đào tạo về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ cho các cá nhân liên quan;
v) Khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ hoặc hành động có ý định đánh cắp, phá hoại nguồn phóng xạ phải áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự việc phải gửi báo cáo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi xảy ra sự việc, làm rõ nguyên nhân, diễn biến sự việc, các biện pháp ứng phó đã được áp dụng, hậu quả và các biện pháp được đề ra để tránh xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.
vi) Xây dựng và thực hiện các quy trình sau đây:
a) Quy trình thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Quy trình ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
c) Quy trình bảo mật thông tin về: nguồn phóng xạ; thiết bị chứa nguồn phóng xạ; kế hoạch di chuyển nguồn phóng xạ; kế hoạch bảo đảm an ninh; người được quyền tiếp cận và thời gian tiếp cận khu vực kiểm soát an ninh; sự phân công và bố trí lực lượng bảo vệ; mã PIN và mã số bí mật của khoá cửa, hộp đựng chìa khoá, thiết bị an ninh;
d) Quy trình kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc ra vào trái phép;
đ) Quy trình quản lý khóa và chìa khoá.
vii) Sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;
viii) Cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khoá và áp dụng các biện pháp để hạn chế khả năng di dời nguồn phóng xạ;
ix) Lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất nguồn phóng xạ từ kho;
x) Kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần, lập hồ sơ kiểm đếm ghi rõ người thực hiện kiểm đếm, thời gian kiểm đếm, kết quả kiểm đếm.
xi) Lắp khoá an ninh cho các cửa ra vào kho lưu giữ nguồn phóng xạ; xây dựng và thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khoá;
xii) Tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát việc tiếp cận trái phép khu vực kho lưu giữ nguồn phóng xạ và tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép, di dời, phá hoại nguồn phóng xạ.
Cục ATBXHN
Online: 210
Số lượt truy cập: 11433477
Lên đầu trang
SSL