Bài giảng hướng dẫn thực hiện an toàn bức xạ chiếu, chụp X-Quang chẩn đoán bệnh trong y tế
00:12 19/11/2005: Phương pháp sử dụng các máy phát tia-X để chiếu, chụp ảnh X-quang chẩn đoán bệnh trong Y tế ở nước ta suốt nhiều thập kỷ qua mới chỉ đơn thuần nhìn nhận ở khía cạnh lợi ích và hiệu quả có tính chất hiển thị của phương pháp.

Hướng dẫn thực hiện an toàn bức xạ
Chiếu, chụp X-Quang chẩn đoán bệnh trong y tế


I. Mở đầu

Phương pháp sử dụng các máy phát tia-X để chiếu, chụp ảnh X-quang chẩn đoán bệnh trong Y tế ở nước ta suốt nhiều thập kỷ qua mới chỉ đơn thuần nhìn nhận ở khía cạnh lợi ích và hiệu quả có tính chất hiển thị của phương pháp. Còn thì cách thức sử dụng, giới hạn sử dụng kỹ thuật này, tức là những đòi hỏi nghiêm ngặt về mặt chuyên môn và kỹ thuật của phương pháp, bao gồm nhiều yếu tố, đã không được đề cập, không được xem xét đến. Qua công tác điều tra, thống kê, đánh giá thực trạng an toàn bức xạ tại nhiều địa phương trong cả nước đã cho thấy: chỉ xét riêng vấn đề bảo đảm an toàn bức xạ trong ngành Y tế, cụ thể là trong lĩnh vực chiếu, chụp X-quang chẩn đoán bệnh, đã thấy tồn tại những  vấn đề mà về phương diện xã hội cũng như cuộc sống sẽ cần phải được đánh giá, xem xét một cách đúng mực và nghiêm túc. Thực tế cho thấy, việc chiếu, chụp ảnh X-quang chẩn đoán bệnh trong ngành Y tế ở nước ta từ trước đến nay thực sự là chưa bảo đảm yêu cầu về an toàn bức xạ; chưa có sự giám sát, kiểm soát và quản lý mang tính pháp quy của Nhà nước đối với loại hình hoạt động này.

Chúng ta không phủ nhận những lợi thế và những hiệu quả thiết thực trong việc chẩn đoán bệnh cho con người do phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, nếu thực hiện việc chiếu, chụp ảnh X-quang mới dừng lại, mới chỉ biết đến khả năng chẩn đoán bệnh qua hình ảnh của phương pháp mà không biết đến, không nhìn nhận và xem xét một cách thận trọng đặc thù tác hại luôn đi kèm theo khi thực hiện kỹ thuật này thì sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, cho cuộc sống, thậm chí gây ra những rủi ro, nguy hiểm cho chính bản thân các bác sỹ, các kỹ thuật viên sử dụng máy móc chiếu, chụp X-quang; cho các bệnh nhân phải chiếu chụp để được chẩn đoán bệnh; cho cả các nhân viên không liên quan đến việc thực thi kỹ thuật này và cả với dân chúng nói chung trong khu vực tác dụng của chùm tia X phát ra từ máy phát. Điều này có nghĩa là việc chiếu, chụp X-quang chẩn đoán bệnh trong Y tế phải được kiểm soát, được quản lý nghiêm chỉnh. Khi thực hành chiếu, chụp phải bảo đảm đã thực sự tuân thủ những quy định nghiêm ngặt các giới hạn, các đặc trưng kỹ thuật trong phương pháp, bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về che chắn an toàn bức xạ.

Về mặt xã hội, để thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tại nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp phát triển, Nhà nước thực hiện ban hành các văn bản pháp quy, các tài liệu khuyến cáo, hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật... quy định cụ thể các điều kiện hoạt động, quy định bảo đảm các yêu cầu của luật pháp, các yêu cầu chuyên môn và kỹ thuật, nhằm thực hiện và thực thi quản lý an toàn bức xạ đối với một cơ sở X-quang chẩn đoán bệnh.

ở nước ta, trên thực tế hệ thống các văn bản pháp quy, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng cho công tác quản lý Nhà nước về mặt này đang còn chưa đầy đủ và hoàn thiện đáp ứng cho công tác quản lý đạt được hiệu quả hơn, bảo đảm được lợi ích thiết thực đối với người bệnh, đối với môi trường sống tự nhiên cho con người nói chung, đặc biệt là bảo đảm các quyền lợi, bảo đảm sự an toàn cho các bác sỹ, các kỹ thuật viên X-quang trong ngành Y tế.

Vì khuôn khổ của tài liệu, chúng tôi không trình bày các nội dung liên quan đến tia phóng xạ, liên quan đến nguồn gốc và nguyên nhân gây tác hại và hiểm nguy cho con người khi không tuân thủ các giới hạn quy định về kỹ thuật, không bảo đảm các yêu cầu kiểm soát áp dụng cho phương pháp. Chúng tôi quan niệm rằng các bác sỹ X-quang và các kỹ thuật viên trong hệ thống sử dụng kỹ thuật tia X để chiếu, chụp ảnh chẩn đoán ở các bệnh viện thuộc ngành Y tế là những nhà chuyên môn đã được đào tạo căn bản về vật lý phóng xạ, đã nắm vững các nguyên tắc và yêu cầu thực hiện an toàn bức xạ khi sử dụng các máy phát tia X cho mục đích chụp ảnh chẩn đoán bệnh.

Nội dung của tài liệu là nhằm hệ thống hoá và hướng dẫn những nguyên tắc cơ bản, những quy chế và giới hạn về kỹ thuật để thực hiện an toàn bức xạ đối với các nhóm đối tượng - là con người - có liên quan đến ảnh hưởng của tia X trong việc sử dụng kỹ thuật X-quang trong Y tế.

Online: 209
Số lượt truy cập: 11433477
Lên đầu trang
SSL