IAEA, hợp tác với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), đang hỗ trợ các phòng thí nghiệm quốc gia trong nỗ lực chẩn đoán bằng các trang thiết bị, chuyên môn, tư vấn và đào tạo.
“Bệnh này khó kiểm soát ở Việt Nam. Dịch đã lan đến 62 trong số 63 tỉnh thành. Chúng tôi cần phải kiểm soát dịch nếu muốn bảo vệ ngành chăn nuôi của mình” ông Ngô Văn Bắc, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y, Cục Thú ý cho biết.
Các biện pháp vệ sinh và an toàn sinh học nghiêm ngặt được chính quyền Việt Nam áp dụng để ngăn chặn và loại bỏ dịch. Đến nay, chỉ trong vài tháng, 4,3 triệu con lợn ở Việt Nam - 10% số lợn của cả nước - đã bị tiêu hủy hoặc đã chết vì nhiễm ASF.
Mặc dù căn bệnh này không gây hại với con người, nhưng nó có thể có tác động nặng nề đến chăn nuôi gia súc, an ninh lương thực và cuộc sống của người chăn nuôi. Virus này lây lan qua các động vật bị nhiễm bệnh và có thể lây lan từ trang trại này sang trang trại khác.
Chưa có vắc-xin chống ASF, giải pháp hiệu quả nhất là có một hệ thống phát hiện sớm và chính xác. “Nếu không có các năng lực phát hiện này, chúng tôi sẽ phải đối mặt với một tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn” ông nói.
May mắn thay, 8 tháng trước khi dịch bệnh được phát hiện, một nhóm các nhà chẩn đoán thú y Việt Nam đã tham gia một khóa đào tạo, tại Phòng thí nghiệm thú ý của FAO/IAEA ở Seibersdorf, Áo về việc sử dụng các kỹ thuật hạt nhân, kỹ thuật có nguồn gốc hạt nhân và kỹ thuật thông thường để phát hiện ASF và các bệnh động vật truyền nhiễm khác. Khóa học đã cung cấp cho họ kiến thức và công cụ giúp họ phát hiện ASF vào tháng 2 năm 2019, khi nó được phát hiện lần đầu tiên ở trong nước, ông Bắc nói.
Dịch này bắt đầu vào tháng 8 năm 2018 tại Trung Quốc, nơi có chung đường biên giới với Việt Nam. Kể từ đó, IAEA đã hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ trong khu vực, như Mông Cổ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (PDR), trong chẩn đoán nhanh.
Trong khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do số lượng lợn nhiều, chính quyền Mông Cổ đã ngăn chặn được dịch bệnh - một phần do đất nước này có ít lợn và vùng đất rộng lớn giữa các trang trại, khiến cho việc lây lan từ động vật sang động vật khó hơn.
Ông Basan Ganzorig, Giám đốc Phòng thí nghiệm thú y trung ương cho biết, “Chúng tôi là những người đầu tiên phải chịu sự lây lan từ Trung Quốc. Đỉnh cao là vào tháng 1 năm 2019, nhưng nhờ sử dụng các công nghệ do Cơ quan cung cấp để phát hiện nhanh và biết được nó đến từ đâu, chúng tôi đã có thể hạn chế sự di chuyển của lợn và do đó hạn chế lây lan ASF.”
Tại Mông Cổ, các bác sĩ thú y được đào tạo tại Phòng thí nghiệm thú ý của FAO/IAEA đã xác định được chủng virus đầu tiên trong vòng ba ngày và xác định nguồn gốc của nó trong vòng bảy ngày, đó là chìa khóa trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh. “Hiện giờ, nhờ sự hỗ trợ của IAEA, chúng tôi có thể phát hiện ra vi-rút trong vòng một ngày”.
Chia sẻ đường biên giới dài với Việt Nam, Lào cũng đã bị ASF tấn công, mặc dù nhẹ. Ông Bounlom Douangngeun, Giám đốc Phòng thí nghiệm Thú y Quốc gia ở nước này cho biết, các nhà chức trách đã chuẩn bị cho việc này xảy ra trong gần một năm. Chúng tôi đã sẵn sàng thực hiện các xét nghiệm để hỗ trợ ngăn chặn căn bệnh này. Bây giờ chúng tôi có khả năng tự kiểm tra các mẫu trong nước và nếu một mẫu nghi ngờ bị nhiễm bệnh, chúng tôi có thể nhận được kết quả từ phòng thí nghiệm của chính mình trong vòng sáu giờ”.
Lào ở một vị trí tốt hơn Việt Nam vì hầu hết lợn được thả tự do và nằm rải rác trên những ngọn đồi cách nhau bởi những con sông. ASF, cho đến nay, chỉ được phát hiện ở các vùng sâu vùng xa. Các bác sĩ thú y từ cả hai nước đang hợp tác chặt chẽ để chia sẻ thông tin và tăng cường năng lực kiểm soát biên giới, với sự hỗ trợ của Phòng Kỹ thuật Hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp của FAO/IAEA.
Thái Lan, không bị ASF,nhưng cũng có nguy cơ.
Ông Banjong Jongrakwattana, Viện trưởng Viện Thú y Quốc gia Thái Lan cho biết, chúng tôi đã tăng cường kiểm soát và giám sát, và chúng tôi liên hệ chặt chẽ với Lào và các quốc gia khác, hy vọng rằng đó sẽ là chiến trường cuối cùng đối với virus này. Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ không lan rộng ra bất cứ nơi nào khác trong khu vực”.
Phòng thí nghiệm của Jongrakwattana là một trong 19 phòng thí nghiệm quốc gia châu Á của Mạng lưới các Phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y (VETLAB) của Phòng Kỹ thuật Hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp của FAO/IAEA. Các thành viên Mạng VETLAB được hưởng lợi từ những bài học kinh nghiệm và thực tiễn tốt của các bác sĩ thú y từ Châu Phi, nơi bệnh này bắt nguồn từ những năm 1920.
Ông Jac Cattoli, Trưởng phòng thí nghiệm thú ý của FAO/IAEA cho biết: “VETLAB là một nền tảng nơi các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, công cụ và giao thức. Hiện tại, mạng lưới cung cấp cho chúng tôi kiến thức quý giá để đảm bảo bệnh không lan rộng hơn nữa”.
Dịch tả lợn châu Phi cũng đã ảnh hưởng đến Campuchia, Bắc Triều Tiên và gần đây là Myanmar. Việc bùng phát dịch ở Ba Lan, Bỉ và Hungary đã được báo cáo vào năm 2018, tiếp theo là Slovakia trong năm nay. “Chúng ta cần liên tục xây dựng năng lực chẩn đoán, ông Cattoli nói, bệnh này gần như ở ngưỡng cửa của mọi người”.
TTĐT, theo IAEA